ISFJ

Trong tất cả các loại tính cách thì ISFJ là loại tính cách có lòng vị tha nhất. Có khoảng 12.5% dân số trên thế giới mang loại tính cách này. Nhiều ISFJ tìm kiếm sự nghiệp trong lĩnh vực học thuật, y học, công tác xã hội hoặc tư vấn; đặc điểm tính cách của họ cũng tỏa sáng trong vai trò hành chính – văn phòng, hoặc thậm chí trong các lĩnh vực có phần bất ngờ như thiết kế nội thất.

– Các ISFJ luôn sống trong một thế giới ấm áp và đầy tình cảm. Họ rất nồng ấm và nhân hậu, luôn tin vào những điều tốt đẹp nhất của người khác. Họ tôn trọng sự hòa hợp và hợp tác, họ cũng rất nhạy cảm với cảm giác của con người. ISFJ được xem là những người rất ân cần và luôn quan tâm đến mọi người. Khả năng khai thác những điều tốt nhất của người khác xuất phát từ niềm tin vững chắc vào những điều tốt đẹp nhất.

– ISFJ có những ý tưởng rõ ràng trong việc hình dung sự việc sẽ như thế nào, và họ nỗ lực để đạt được nó. Họ thường trân trọng lòng nhân hậu  và sự an toàn, tuân thủ luật pháp và tôn trọng phong tục tập quán. Họ tin vào những phương thức có sẵn bởi vì chúng luôn hoạt động hiệu quả, vì vậy họ không bao giờ áp dụng phương thức mới khi làm việc, trừ khi họ được giới thiệu một phương thức mới với lời giải thích rõ ràng tại sao nó tốt hơn phương pháp đã có.

– ISFJ học qua thực hành tốt hơn việc đọc sách hay áp dụng lý thuyết. Vậy nên các ISFJ rất ít làm việc trong lĩnh vực đòi hỏi phân tích các giả thiết, khái niệm. Họ luôn đề cao tính ứng dụng thực tế. ISFJ có thể nghiên cứu tốt một công việc khi được chỉ dẫn cách áp dụng vào thực tiễn để giải quyết vấn đề. Một khi đã hiểu rõ phương pháp và biết được tầm quan trọng của nó trong thực tế, các ISFJ sẽ trung thành và không ngừng áp dụng chúng để hoàn thành nhiệm vụ.  

– ISFJ là người sống rất nội tâm vì vậy mọi người thường khó hiểu được họ. Họ luôn để ý và thu thâp rất nhiều thông tin về mọi người, cũng như những sự kiện, hoàn cảnh quan trọng khác rồi ghi nhớ chúng. Sự lưu trữ thông tin với quy mô lớn này thường chính xác đến đáng kinh ngạc, bởi vì ISFJ sở hữu bộ óc tối ưu để ghi nhớ những việc quan trọng có liên quan đến quan điểm sống của họ. Không có gì là ngạc nhiên, nếu ISFJ có thể nhớ đến từng chi tiết sự biểu lộ đặc biệt của nét mặt sau nhiều năm nếu điều đó gây ấn tượng mạnh với ISFJ.

– ISFJ có cảm nhận về không gian, cách tổ chức và tính thẩm mỹ cực kì phát triển. Họ mong muốn có một căn nhà tiện nghi và ngăn nắp. Họ rất giỏi trang trí nội thất. Nhờ khả năng đặc biệt này, kết hợp với sự nhạy cảm với cảm xúc và mong muốn của người khác, các ISFJ là những người rất giỏi chọn quà tặng cho người khác, bởi họ có thể tìm ra những món quà thích hợp làm cho người nhận xúc động, cảm kích.

– Hơn tất cả những kiểu tính cách MBTI khác, ISFJ hiểu rất rõ cảm xúc nội tâm của họ, cũng như những cảm xúc của người khác. Họ ít khi bộc lộ cảm xúc ra ngoài mà giấu ở trong lòng. Nếu đó là cảm xúc tiêu cực thì họ sẽ kìm nén, chỉ khi nào vượt quá sự chịu đựng họ mới bùng nổ, lúc đó những lỗi lầm mà người khác gây ra quá nhiều cho họ sẽ trở thành bằng chứng không thể chối cãi.

– Các ISFJ là những người nồng nhiệt, rộng lượng, đáng tin cậy. Họ có nhiều khả năng đặc biệt, nó thể hiện qua sự nhạy cảm của họ đối với mọi người và khả năng làm mọi việc trở nên trôi chảy. ISFJ phải luôn nhớ rằng không được quá chỉ trích bản thân, phải cho phép bản thân nhận được sự thứ tha và yêu thương mà họ đã hào phóng cho đi với nhiều người khác.

– Vì ISFJ muốn che giấu cảm xúc của mình nên họ thường tạo ra vỏ bọc hoàn hảo để người khác không nhận biết họ đang thực sự nghĩ gì. Tuy nhiên, họ sẽ nói ra nếu nhận thấy người đó đang cần được giúp đỡ, cũng như trong trường hợp họ muốn người đó hiểu được cảm xúc của họ.

– ISFJ là người luôn đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Họ chịu trách nhiệm một cách nghiêm túc và tạo được sự tin tưởng vậy nên mọi người hay nhờ cậy họ. Khi được nhờ cậy họ rất ít khi từ chối và điều này có thể sẽ trở thành gánh nặng với họ. Vì ISFJ luôn đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu bản thân nên khi giúp đỡ ai đó họ không muốn người đó biết họ đang gặp khó khăn. ISFJ cần học cách nhận thức, đánh giá và thể hiện nhu cầu của bản thân nếu như không muốn trở thành người quá bận rộn vì việc của người khác.

– ISFJ cần những góp ý tích cực từ mọi người. Nếu thiếu những góp ý tích cực , động viên hay khi đối mặt với lời phê bình, ISFJ sẽ dễ bị nản lòng và có thể bị trầm cảm. Khi gặp chán nản hay căng thẳng trầm trọng, họ thường bi quan, tưởng tượng ra những điều tồi tệ sẽ xảy ra với họ. Họ có cảm xúc mạnh về sự không hoàn hảo, họ tin chắc rằng “Mọi thứ đã sai”, hay “Tôi không thể làm đúng được điều gì cả”.

Những người nổi tiếng mang tính cách ISFJ:

  • – Jimmy Carter – Tổng thống Hoa kỳ
  • – William Howard Taft – Tổng thống Hoa kỳ
  • – Rosa Parks – Nhà hoạt động nhân quyền
  • – Jerry Seinfeld – Nghệ sĩ tấu hài nổi tiếng
  • – Ed Bradley – Nhà báo nổi tiếng
  • – Christopher Walken – Diễn viên nổi tiếng
  • – Dr. Dre – Rapper, nhà xuất bản âm nhạc, cố vấn cho Snoop Dogg và Eminem

Trong mối quan hệ, các ISFJ cực kỳ ấm áp, vị tha và trung thành. Họ không quá kén chọn khi nói đến tình bạn, miễn là người khác sẵn sàng kết bạn với họ trên một mức độ sâu sắc. Các ISFJ thường dựa vào bạn bè để được sự hỗ trợ về tinh thần, tu vấn, và trấn an, điều này làm cho họ dễ bị tổn thương, nhưng lại tạo cho cả hai người một cơ hội để thiết lập một mối quan hệ bền vững.

Điều đáng nói, các ISFJ có thể gặp phải một vài vấn đề khi nói đến tình bạn. ISFJ thường đặt nhu cầu của bạn bè lên trên nhu cầu bản thân. Điều này chưa chắc là một điều xấu (với điều kiện là những người bạn không lạm dụng lòng vị tha của ISFJ), một cách tiếp cận như vậy có thể khiến cho ISFJ bỏ bê nhu cầu của họ. Các ISFJ cần rất nhiều hỗ trợ tinh thần từ bạn bè và nếu sự hỗ trợ này không đến từ bạn bè mà họ đã giúp, các ISFJ sẽ rất đau đớn.

Thứ hai, các ISFJ thường “dính” vào cam kết của mình và làm hết sức mình để thực hiện lời hứa của họ. Đây là một đặc điểm rất lớn, nhưng kèm theo đó là ISFJ không muốn nói “không” khi bạn bè yêu cầu giúp đỡ. Một số người có thể xem đây là một điểm yếu và cố gắng lợi dụng thiện chí của ISFJ – các ISFJ nên giữ đặc điểm này trong vòng kiểm soát.

ISFJ là những người sống hướng nội và họ không dễ cởi mở – tuy nhiên, họ cần vài người bạn thân để thảo luận về các vấn đề quan trọng. Các ISFJ không thích kết bạn với những người mang đặc điểm T hay P , họ thích kết bạn với người mang đặc điểm FJ. Thật ngạc nhiên khi ISFJ cũng có thể có ít nhất một người bạn thuộc loại trực giác N, mặc dù họ có thể gặp khó khăn trong việc kết nối do sự khác biệt giữa loại S và N.

Tóm lại, Các ISFJ rất coi trọng các mối quan hệ cá nhân. Họ thường quan tâm và dành nhiều tình cảm cho người khác và đặt nhu cầu của họ lên trên nhu cầu của mình. Họ rất tận tình và luôn tìm kiếm mối quan hệ lâu dài. Họ là những người đáng tin cậy và luôn cố gắng hết mình để đảm bảo cho mọi việc diễn ra tốt đẹp. Các ISFJ thường khó từ chối giúp đỡ người khác vì vậy họ thường xem việc giúp đỡ người khác là điều hiển nhiên.

Các ưu điểm của ISFJ trong các mối quan hệ:

– Luôn giúp đỡ và muốn làm hài lòng người khác
– Sẽ cố gắng nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ và bổn phận của mình
– Luôn tận tâm, có xu hướng tìm kiếm những mối quan hệ lâu dài
– Ấm áp, thân thiện, và gần gũi một cách tự nhiên
– Lắng nghe tốt
– Thành thạo những công việc thực tế và những nhu cầu cơ bản hàng ngày
– Có khả năng tổ chức tuyệt vời
– Giỏi xoay xở tiền bạc (mặc dù vẫn hay dè dặt)

Các nhược điểm của ISFJ trong các mối quan hệ:

 

– Khó khăn khi rời bỏ các mối quan hệ không tốt
– Không thích thể hiện nhu cầu cá nhân, điều này có thể gây nên sự dồn nén cảm xúc bên trong
– Gặp khó khăn trong việc rời bỏ môi trường thân quen của mình
– Không chú ý đến nhu cầu cá nhân
– Cực kì ghét xung đột và chỉ trích
– Gặp khó khăn trong việc tiếp tục cuộc sống bình thường sau một mối quan hệ đổ vỡ

ISFJ có xu hướng rất giỏi trong việc thu thập và ghi nhớ các sự kiện khác nhau, đặc biệt là về con người. Đây là một kỹ năng xã hội rất lớn trên con đường sự nghiệp. Đặc biệt là những nơi cần làm việc nhóm và sự hợp tác. ISFJ sẽ luôn luôn nhớ tên của con gái ông chủ hay ngày sinh nhật của hầu hết các đồng nghiệp của họ. Hơn nữa, ISFJ cũng rất đồng cảm với cảm xúc của người khác. Do đó, khi nói đến việc lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất cho một ISFJ, có thể nói rằng họ có xu hướng trở thành nhà cố vấn tuyệt vời, trợ lý hành chính hoặc quản lý.

Sự nghiệp của ISFJ có xu hướng tiến triển khá thuận lợi bởi vì ISFJ sẵn sàng đặt rất nhiều nỗ lực vào việc đảm bảo rằng công việc sẽ được hoàn thành. Họ rất thực tế – tuy nhiên, điều này đi kèm với một giá của nó, đó là ISFJ không thích các lý thuyết, khái niệm hoặc ý tưởng trừu tượng. Vì lý do này, các ISFJ nên tránh sự nghiệp liên quan đến lý thuyết (ví dụ như nghiên cứu học tập) và tập trung vào những lĩnh vực “thực tế” – họ thích thực thi các ý tưởng và làm mọi thứ hoạt động. Một số các con đường sự nghiệp điển hình nhất của ISFJ sử dụng các đặc điểm này: thiết kế nội thất, nhân viên kế toán, kinh tế hoặc quản lý văn phòng.

Các ISFJ rất chuyên về phục vụ, ấm áp và truyền thống. Họ tôn trọng các giá trị truyền thống và sự an toàn – điều này cũng thường được phản ánh trong sự nghiệp ISFJ. Không phải là lạ khi nhìn thấy ISFJ tham gia vào các hoạt động tình nguyện, công tác cộng đồng hoặc các sáng kiến phát triển thời thơ ấu. Họ cũng có xu hướng trở thành những y tá tuyệt vời và nhân viên xã hội hay tôn giáo.

Nhìn chung, ISFJ cần phải sử dụng kỹ năng thấu hiểu cảm xúc con người bởi vì đây là một trong những điểm mạnh quan trọng nhất và độc đáo nhất của họ. Và ISFJ cũng cần tìm kiếm các cơ hội để tạo ra các nguyên tắc, trật tự từ sự hỗn loạn vì họ thường có tài năng thực sự đặc biệt trong lĩnh vực này. Con đường sự nghiệp của ISFJ sẽ phát triển rất tốt nếu ISFJ tận dụng được hai đặc điểm mạnh đó trong nghề nghiệp.

Để tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội hay cần định hướng xem mình có đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu chính mình và các đặc điểm tính cách có thể tác động đến thành công hay thất bại trong lĩnh vực bạn sẽ làm hay đang làm. Bạn cần phải biết được những gì có ý nghĩa hay quan trọng đối với bạn. Khi bạn hiểu được ưu điểm và nhược điểm của mình và nhận thức được điều quan trọng và ý nghĩa đối với cuộc đời bạn thì bạn sẽ chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân, toàn bộ thế mạnh của bạn sẽ được phát huy. Bạn sẽ thấy yêu công việc và cuộc sống hơn.

Các ISFJ thường mang những đặc điểm:

– Rất tinh ý và ý thức được cảm giác cũng như những phản ứng của người khác
– Họ có một kho dữ liệu thông tin về người khác rất đa dạng và phong phú
– Có trí nhớ tuyệt vời về những chi tiết mà họ thấy quan trọng
– Có thể là chỗ dựa vững chắc, giúp đỡ mọi người hoàn thành nhiệm vụ của mình
– Luôn có xu hướng giúp đỡ: tập trung vào các nhu cầu của người khác
– Nhân hậu và chu đáo
– Rất đồng điệu với môi trường xung quanh – có cảm quan xuất sắc về không gian và cách tổ chức
– Thực tế, kiên định, thiết thực – ISFJ không thích làm việc với những giả thiết và những vấn đề trừu tượng
– Không thích làm những việc không thực tế đối với họ
– Thích tạo ra các kết cấu và trình tự
– Tiếp thu tốt nhất trong môi trường huấn luyện thực hành
– Có trách nhiệm cao trong mọi công việc
– Chăm chỉ làm việc cho đến khi nó hoàn thành
– Thường đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bản thân
– Cực kì không thoải mái với xung đột hay đối đầu
– Đề cao một cuộc sống an toàn, thanh bình, theo truyền thống

Hai đặc điểm giúp ISFJ định hướng chính xác nghề nghiệp chính là: 
– Thật sự có hứng thú và dễ dàng đồng điệu với cảm xúc của người khác.
– Thích sáng tạo những cấu trúc và thứ tự, và thật sự rất giỏi trong việc này. 
Một cách lý tưởng, ISFJ nên lựa chọn những công việc mà họ có thể sử dụng khả năng quan sát con người đặc biệt của mình để xác định nhu cầu của người khác, và sử dụng khả năng tổ chức tuyệt vời để xây dựng những kế hoạch và môi trường để đạt được điều mà người khác muốn. Trí thông minh xuất chúng về không gian và trình tự cũng tạo cho họ những khả năng đặc biệt trong việc sử dụng óc thẩm mỹ vào thực tế, như trang trí nội thất và thiết kế thời trang.

Dưới đây là các công việc phù hợp với ISFJ, đây là các công việc để bạn tham khảo, chứ không phải là tất cả (phần lớn các công việc được liệt kê là phù hợp với ISFJ nhưng không phải chắc chắn) :

– Chăm sóc trẻ em/Phát triển trẻ em.
– Nhà thiết kế.
– Trang trí nội thất.
– Y tá.
– Công tác xã hội/Cố vấn.
– Trợ lí giám đốc.
– Trưởng phòng.
– Quản lý/Quản lý hành chính.
– Tăng lữ/Người làm việc liên quan đến tôn giáo.
– Người quản lí nhà sách.
– Người quản lí cửa hàng  

Bạn không thể thành công nếu không hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc.

Điểm mạnh của ISFJ trong công việc:

– Rất ủng hộ. Các ISFJ luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của họ với các đồng nghiệp, bạn cùng lớp hay bạn bè. Những người có loại tính cách này luôn phấn đấu cho các tình huống cả hai cùng thắng, họ lựa chọn sự đồng cảm hơn phán xét. 
– Nhiệt tình. Các ISFJ muốn tạo sự khác biệt và sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thời gian và nỗ lực để đấu tranh hoặc đóng góp vào sự nghiệp đáng trân trọng. Họ không quan tâm đến các nhiệm vụ đơn giản hay sáng kiến chung chung, nhưng ISFJ sẽ ngay lập tức lao vào các ý tưởng phù hợp với mục tiêu họ. 
– Trung thành và làm việc chăm chỉ. Các ISFJ rất trung thành và thường xuyên để cảm xúc gắn liền với một ý tưởng đặc biệt. Họ sẽ làm việc rất chăm chỉ và làm mọi thứ có thể để đáp ứng nghĩa vụ của mình. 
– Giàu trí tưởng tượng và có óc quan sát. Những người mang tính cách ISFJ rất thực tế những họ cũng giàu trí tưởng tượng, đặc biệt là nếu một cái gì đó mê hoặc và truyền cảm hứng cho họ. Hơn nữa, ISFJ cũng rất tinh ý, có thể nhận ra các dấu hiệu nhỏ nhất, đặc biệt là khi nói đến trạng thái cảm xúc của người khác. 
– Đáng tin cậy và kiên nhẫn. ISFJ là những cá nhân tỉ mỉ và cẩn thận, luôn luôn đảm bảo rằng công việc của họ được hoàn thành với tiêu chuẩn cao nhất và thậm chí đôi khi họ còn làm tốt hơn những gì đã yêu cầu. 
– Kỹ năng thực hành tốt. ISFJ không có khó khăn khi giải quyết các công việc thực hành. —-, họ không tránh các công việc thường nhận hay tầm thường. Không ngạc nhiên, ISFJ cũng là một thành viên tích cực trong gia đình, họ có khả năng và luôn sẵn sàng để chăm sóc những người thân yêu của họ.

Điểm yếu của ISFJ trong công việc:

– Khiêm nhường và nhút nhát. Các ISFJ thường không muốn nói những gì họ thực sự nghĩ hoặc trình bày về thành tích của họ, đặc biệt là trong một môi trường cạnh tranh. Điều này có thể cản trở sự thăng tiến trong sự nghiệp của họ và gây ra bực bội và thất vọng. 
– Dễ bị quá tải. Sự cầu toàn kết hợp với ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm của họ, thường khiến họ bị quá tải trong công việc – ISFJ luôn muốn chắc chắn rằng tất cả mọi thứ phải được hoàn thành một cách hoàn hảo. Không ngạc nhiên, điều này có thể gây ra rất nhiều căng thẳng và lo lắng cho ISFJ, đặc biệt là nếu người khác lợi dụng bản chất tốt đẹp này của họ. 
– Giữ quá nhiều thứ riêng tư. Các ISFJ rất nhạy với xung đột và phê bình, đặc biệt là những nhận xét phê bình mang tính riêng tư. Họ gặp khó khăn trong việc tách biệt công việc và cuộc sống của mình, khiến những lo lắng của công việc ảnh hưởng đến những thứ khác 
– Miễn cưỡng thay đổi. Giá trị truyền thống của ISFJ là rất cao và họ có thể không muốn thử những điều mới hoặc thay đổi thói quen, ngay cả khi điều đó được chứng minh là có ý nghĩa. 
– Quá vị tha. Các ISFJ là những con người rất tốt bụng, nồng nhiệt và họ cảm thấy khó khăn để từ chối yêu cầu giúp đỡ. Thật không may, điều này thường làm cho các ISFJ bị quá tải với công việc hoặc các vấn đề của người khác. 
– Quá kìm nén cảm xúc. Những người có loại tính cách này khá riêng tư và thậm chí hơi nhút nhát – không đáng ngạc nhiên, họ có xu hướng kìm nén cảm xúc của họ thay vì thể hiện chúng một cách lành mạnh. Điều này sẽ làm tăng mức độ căng thẳng của họ và có thể gây ra rất nhiều thất vọng hơn.

Các nguyên tắc thành công

– Trau dồi ưu điểm của mình: Hãy để năng lực trong việc hòa hợp và cân bằng của bạn lan truyền ra thế giới xung quanh, hãy để mọi người biết đến tài năng của bạn. Hãy để cho bản thân mình có cơ hội được thiết kế, tổ chức và cân bằng lại những thứ có thể làm cho môi trường sống và làm việc trở nên tốt hơn cho mình và cho mọi người xung quanh. Tìm kiếm những công việc, sở thích cho phép bản thân phát huy ưu điểm của mình.

– Tìm hiểu về người khác: Bạn đừng để bản thân mình mắc bẫy với suy nghĩ rằng bạn luôn biết điều gì tốt nhất cho người khác. Bạn hãy dành thời gian tiếp xúc, tìm hiểu, trò chuyện với họ và rồi bạn nhận ra rằng thế giới của họ có thể khác xa với thế giới của bạn.

– Nhìn nhận sự việc một cách cẩn thận, khách quan: Mọi thứ thường không giống với vẻ bên ngoài của nó. Bạn cần phải nhìn sâu vào bên trong để khám phá ra bản chất của mọi việc, điều đáng lo là bạn thương hay chắc chắn về nó ngay từ cái nhìn đầu tiên. Có nhiều lớp nghĩa và sự thật ẩn sau mọi thứ, bạn nên lột từng lớp một để khám phá và hiểu đúng về nó.

– Đừng vội vàng đưa ra kết luận: Đừng nên kết luận khi sự việc vẫn chưa kết thúc (cho dù là 99%), bạn nên tìm hiểu, kiểm nghiệm và để mọi thứ ổn định, hoàn thiện trước khi phán xét. Hãy để người khác khám phá những điều tốt nhất đối với họ, trong khi bạn cũng có thể cảm nhận nó bằng quan điểm của mình. 

– Hãy đối mặt với khuyết điểm của bản thân: Hãy hiểu và thừa nhận rằng mọi thứ sẽ chẳng bao giờ suôn sẻ và hoàn hảo như bạn mong đợi. Phải nhớ rằng cảm xúc của người khác đôi khi cũng khá quan trọng cho dù họ sai hay đúng. Đối diện và giải quyết mối bất hòa hay sự khác biệt của người khác không có nghĩa là bạn phải thay đổi chính mình mà nó có nghĩa là bạn đã cho mình một cơ hội để phát triển bản thân. Khi đối mặt với điểm yếu là bạn đã và đang tôn trọng bản thân cũng như tôn trọng mọi người xung quanh.

– Hãy chịu trách nhiệm với mọi người: Phải nhớ rằng mọi người cần hiểu bạn và những mục đích của bạn. Hãy bộc lộ cảm xúc và những lý do để mọi người cùng đồng hành với bạn trong việc hoàn thành mục tiêu. 

– Hãy để mọi người cùng tham gia công việc với bạn: Khi đề mọi người cùng tham gia vào công việc, không có nghĩa là bạn bị mất quyền kiểm soát mà là để công nhận nhu cầu cá nhân của họ trở thành một phần cuộc sống của bạn. Hãy luôn nhớ, sẽ tốt hơn nếu giúp mọi người nhìn nhận quan điểm của bạn hơn là tách họ ra khỏi kế hoạch của bạn.

– Tin tưởng và tìm kiếm những điều tốt đẹp nhất: Đừng bắt mọi người làm theo cách bạn muốn. Mỗi người đều có đức tính tốt và điểm mạnh để bạn họ hỏi, cũng giống như những tình huống bất ngờ xảy ra, nó có thể trở thành những bài học kinh nghiệm quý giá giúp bạn hoàn thiện hơn. Hãy tin vào điều này vì nó sẽ cho bạn cơ hội trải nghiệm những điều tốt đẹp và phát triển bản thân. 

– Đừng lãng phí tài năng trong bạn: Làm những công việc nhàn hạ, không có khó khăn và thử thách sẽ là sự tự hủy hoại tài năng của bạn. Hãy để mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày bạn có thể bước ra thế giới bên ngoài và cảm nhận được sự khác biệt về thế giới và con người ở đó. Điều này chắc chắn sẽ mở rộng tầm mắt của bạn và đem lại cho bạn nhiều ý tưởng và cơ hội mới. 

–  Hãy hỏi ngay khi bạn thấy nghi ngờ hoặc không chắc chắn: Nếu không chắc chắn về điều gì đó, bạn  nên hỏi ý kiến những người mà bạn tin tưởng. Đừng tự đặt mình vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.