ESFJ

3 tính cách đặc trưng của ESFJ là: Thực tế, vị tha và hòa đồng. Có khoảng 12% dân số mang tính cách này. Các ESFJ muốn được phục vụ người khác và họ rất nghiêm túc khi đưa ra các cam kết.

 

Các ESFJ rất giỏi làm việc nhóm, họ luôn cảm nhận được sự căng thẳng và không hòa hợp. Họ rất truyền thống, làm hết sức mình để hỗ trợ và bảo vệ quyền và pháp luật. Những người có loại cá tính này cũng có xu hướng rất tận tâm, cho dù họ đang đóng vai trò chủ của buổi tiệc hay một nhân viên xã hội. Khá dễ dàng để nhận ra ESFJ trong các sự kiện xã hội – họ sẽ sắp xếp đủ thời gian để trò chuyện với tất cả mọi người.

Các ESFJ luôn luôn cố gắng tìm kiếm sự hài hòa trong mọi lĩnh vực có thể, họ dễ bị xúc phạm bởi vì sự không quan tâm hoặc miễn cưỡng của người khác để tham gia vào các hoạt động mà ESFJ thấy cao quý và quan trọng. Nếu không kiểm soát được, điều này có thể là một trong những điểm yếu ESFJ và những người có loại cá tính này nên cố gắng ý thức về hành vi của mình xung quanh những người khác văn hóa, kiến thức hay khác tính cách.

Các ESFJ rất quan tâm đến hình thức bên ngoài và rất nhạy cảm về địa vị xã hội của họ – Chủ để cá nhân này thực sự là một “bãi mìn” cho những ai quyết định thảo luận với một ESFJ, đặc biệt là có một vài chỉ trích hay chế nhạo liên quan. Các ESFJ cũng tôn trọng hệ thống phân cấp và làm hết sức mình để đạt được một vị trí trong chính quyền.

Tính cách của các ESFJ là thích được tham gia vào các cuộc trò chuyện tập trung vào chủ đề thực tế hoặc cuộc sống của người khác – tuy nhiên, họ sẽ cố gắng để thoát ra khỏi các cuộc thảo luận một khi nó chạm vào vấn đề trừu tượng hay lý thuyết. Các ESFJ không quan tâm đến các vấn đề phân tích những ý tưởng phức tạp hay các thảo luận về nguyên nhân và hậu quả, đây là một sự tương phản hoàn toàn với các loại tính cách NT.

Các ESFJ có xu hướng rất nồng nhiệt, nhạy cảm và sâu sắc. Đây là những đặc điểm tuyệt vời, nhưng nó cũng có thể gây khó khăn cho họ và những người xung quanh – những người có loại cá tính này có khả năng gặp khó khăn để đối phó với các tình huống có liên quan đến những lời chỉ trích hoặc xung đột.

Các ESFJ rất nghiêm túc và giữ lời khi đưa ra các cam kết, họ đặt sự đảm bảo và ổn định lên trên mọi thứ khác, trong khi vẫn không quên những điều quan trọng(cho dù nhỏ) trong cuộc sống của họ. Đặc điểm tính cách này làm cho họ trở thành những đối tác rất bền vững và trung thành. Các ESFJ thích cấu trúc hơn tự phát, thích giá trị rõ ràng, khả năng dự đoán và ổn định – trong mọi lĩnh vực của cuộc sống của họ.

Do đặc điểm tính cách ở trên, phụ nữ ESFJ thường được coi là cực kỳ nữ tính và thường được mô tả như là hình mẫu trong cả cuộc sống thực và phim hoặc chương trình truyền hình. Với đàn ông ESFJ thì thường thể hiện và sử dụng những đặc điểm này theo một cách khác.

Những người nổi tiếng mang tính cách ESFJ:

– Harry S. Truman, Tổng thống Hoa Kỳ 
– Gerald Ford, Tổng thống Hoa Kỳ 
– Desmond Tutu, Nhà hoạt động chống chủ nghĩa Apartheid (phân biệt chủng tộc) 
– Andrew Carnegie, Nhà tư bản và nhà từ thiện 
– Sam Walton, Người sáng lập Walmart 
– Andy Rooney, Nhà báo, người dẫn chương trình và nhà văn 
– Francis, đức giáo hoàng (Pope) 
– Rick Santorum, Nghị sĩ và ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ

ESFJ là những người bạn rất trung thành và sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thời gian với những người quan trọng với họ. Họ là những người nồng nhiệt, sống tập thể và rất truyền thống. Các ESFJ tìm kiếm các mối quan hệ tốt, bền vững và họ làm mọi thứ để bạn bè của họ hạnh phúc. Không ngạc nhiên, khi các ESFJ được nhiều người ngưỡng mộ và yêu thích.

Các ESFJ thích làm cho bạn bè của họ cảm thấy thỏa mái, nhưng họ cũng mong đợi được đền đáp lại. Những người có loại cá tính này không thích chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt là nếu ý kiến tiêu cực đến từ những người mà họ tin tưởng. Điều quan trọng là các ESFJ cũng không bị phán xét khi nói đến việc giao tiếp với những người không cùng quan điểm.

Những người có các loại tính cách ESFJ cũng nên lưu ý rằng sự nhạy cảm của họ cho phép họ nhận ra những gì động viên và thúc đẩy bạn bè của họ – kiến thức này có thể được sử dụng cho cả hai mặt, mặt tốt (khuyến khích và truyền cảm hứng của người khác) và mặt xấu (thao túng và điều khiển). Thật không may, nhiều ESFJ quá tin tưởng vào bạn bè, rằng bạn bè của họ có thể làm không sai, luôn luôn đẩy mạnh và bảo vệ họ bất kể tình hình.

Những người bạn ESFJ luôn cố gắng rất nhiều để giữ mối quan hệ cá nhân tốt, và các mối quan hệ xã hội tốt đẹp khác. Dễ tính và chân thành là hai tính cách giúp họ chinh phục nhiều người quen và bạn bè.

Tóm lại, các ESFJ sống rất tình cảm và luôn đánh giá cao những mối quan hệ thân thiết cá nhân. ESFJ luôn muốn phục vụ người khác, và họ hạnh phúc khi thấy những người thân yêu bên cạnh mình sống vui vẻ. Họ được đánh giá cao bởi sự ấm áp, chân thành và bản chất quan tâm của mình, cũng như khả năng đặc biệt có thể nhận ra và phát triển những thế mạnh của người khác. Họ thường không giỏi giải quyết xung đột, nhưng thường có xu hướng rất điềm tĩnh và thuyết phục. Những mối quan hệ được đặt làm trọng tâm trong cuộc sống của họ, và họ luôn nỗ lực hết mình để phát triển và duy trì những mối quan hệ cá nhân. Các ESFJ cũng mong muốn có được điều này từ những người khác. 
Các ưu điểm của ESFJ: 
– Thích giúp đỡ người khác. 
– Bản chất của họ là ấm áp, thân thiện và luôn hỗ trợ người khác. 
– Trách nghiệm và thực tế, có thể nhờ họ lo việc chăm sóc hàng ngày. 
– Nỗ lực và cố gắng không ngừng để hoàn thành nghĩa vụ và bổn phận của mình. 
– Luôn nghiêm túc trong mọi mối quan hệ, và tìm kiếm mối quan hệ lâu dài. 
– Có tư tưởng truyền thống và hướng về cội nguồn, họ là người thường tổ chức những sự kiện truyền thống đặc biệt của gia đình. 
– Giỏi quản lí tiền bạc. 
– Lạc quan và được mọi người biết đến, họ thường rất quyến rũ. 
Các nhược điểm của ESFJ: 
– Ít chú ý đến những nhu cầu cá nhân, luôn tự hy sinh vì người khác. 
– Không thích xung đột và phê phán. 
– Thường không linh hoạt trước những hay đổi hoặc khi chuyển đến nơi khác sống. 
– Quá coi trọng danh vọng và quá quan tâm đến cách mọi người nhìn mình. 
– Cần nhiều sự khẳng định để cảm thấy hài lòng về bản thân. 
– Khó chấp nhận những mặt tiêu cực của những người thân bên cạnh họ. 
– Gặp khó khăn khi chấp nhận một mối quan hệ tan vỡ, và luôn tự cho đó là lỗi của mình. 
– Có thể có xu hướng làm những điều sai trái để có được thứ họ muốn.

Chúng ta bắt đầu viết về những nghề nghiệp tiêu biểu của ESFJ theo ba đặc trưng: thực tế, vị tha và hòa đồng. Những công việc mà ESFJ chọn có xu hướng phản ảnh đến các đặc trưng đó là tốt – những người có tính cách này hướng ngoại tuyệt đối và tính cảnh giác cao (SJ), những đặc điểm này thường được thể hiện rõ ràng và đẩy họ về phía con đường sự nghiệp nhất định.

Các ESFJ rất có tổ chức, đáng tin cậy và là những con người thực tế. Họ rất phấn khởi trong việc làm cho môi trường của họ có cấu trúc hơn và dễ dự đoán. Họ không né tránh các công việc đơn điệu, thường nhật. Một số các con đường sự nghiệp tốt nhất cho ESFJ xoay quanh những đặc điểm này là nhân viên kế toán xuất sắc, kế toán hoặc quản trị viên.

Có một đều phải thừa nhận rằng các ESFJ rất thoải mái trong các tình huống xã hội. Họ là những người biết lắng nghe và thành viên có giá trị trong nhóm, họ thích công việc có liên quan đến một vài mức độ tiếp xúc cá nhân và phản hồi cảm xúc. Các công việc phân tích thuần túy thì quá buồn tẻ đối với họ. Các ESFJ cũng biết rất nhiều kiến thức và kỹ năng thực tế. Không ngạc nhiên, một vài nghề nghiệp tốt nhất cho ESFJ là trong giảng dạy, chăm sóc y tế, tư vấn hoặc công tác xã hội.

Các ESFJ thực sự cần cảm thấy được đánh giá cao và được mọi người biết là họ đã giúp một ai đó. Những người có loại cá tính này thấy khó để hài lòng với công việc mà nếu họ không tin rằng họ đang tạo ra một số giá trị và trao nó cho người khác. Đặc điểm này là một động lực đằng sau nhiều sự nghiệp điển hình của ESFJ, đặc biệt là nếu họ đang ở trong các lĩnh vực công tác tôn giáo, xã hội hay tâm lý.

Để tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội hay cần định hướng xem mình có đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu chính mình và các đặc điểm tính cách có thể tác động đến thành công hay thất bại trong lĩnh vực bạn sẽ làm hay đang làm. Bạn cần phải biết được những gì có ý nghĩa hay quan trọng đối với bạn. Khi bạn hiểu được ưu điểm và nhược điểm của mình và nhận thức được điều quan trọng và ý nghĩa đối với cuộc đời bạn thì bạn sẽ chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân, toàn bộ thế mạnh của bạn sẽ được phát huy. Bạn sẽ thấy yêu công việc và cuộc sống hơn.

Các ESFJ thường mang những đặc điểm:

– Cảm thấy hài lòng khi cho đi. 
– Có tổ chức. 
– Đáng tin cậy. 
– Thực tế. 
– Trung thành. 
– Ấm áp và dễ cảm thông. 
– Thích sáng tạo trật tự, cấu trúc và thời khóa biểu. 
– Có xu hướng ưu tiên nhu cầu của người khác. 
– Thích gây ảnh hưởng với những người khác. 
– Rất hợp tác, là một thành viên tốt khi làm việc nhóm. 
– Cần sự chấp nhận của người khác. 
– Rất thạo việc chăm sóc người khác. 
– Đề cao cuộc sống an toàn và thanh bình. 
– Sống thực tế – không thích những gì thuộc về tương lai. 
– Thích sự đang dạng, làm tốt những công việc thường. 
ESFJ thường có 2 đặc điểm chính giúp họ tìm ra hướng đi đúng trong sự nghiệp: 
    – Cực kì có tổ chức và thích sáng tạo sự trật tự. 
    – Cảm thấy hài lòng khi cho đi và giúp đỡ người khác. 
Vì vậy, các ESFJ sẽ làm tốt những công việc liên quan đến sáng tạo hoặc duy trì sự trật tự và cấu trúc, và họ sẽ cảm thấy thoải mái nhất khi làm những công việc phục vụ mọi người.

Dưới đây là các công việc phù hợp với ESFJ, đây là các công việc để bạn tham khảo, chứ không phải là tất cả (phần lớn các công việc được liệt kê là phù hợp với ESFJ nhưng không phải chắc chắn) :

– Cố vấn/ Công tác xã hội 
– Thủ thư/ Kế toán 
– Chăm sóc sức khỏe tại gia 
– Y tá 
– Chăm sóc trẻ em 
– Lãnh đạo 
– Giáo viên 
– Trưởng phòng 
– Tăng lữ hoặc những việc liên quan đến tôn giáp 
– Trợ lí giám đốc 
– Kinh doanh hộ gia đình

Bạn không thể thành công nếu không hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc.

Điểm mạnh của ESFJ trong công việc:

– Luôn luôn tìm kiếm các giải pháp cùng thắng: Tính cách của các ESFJ là đánh giá cao sự hài hòa và làm hết sức mình để tránh xung đột bất kỳ nơi nào có thể. Họ là những người có kỹ năng làm nhóm tốt bẩm sinh, cố gắng để tất cả mọi người đều đạt được điều mình muốn. 
– Rất trung thành: Các ESFJ rất coi trọng các mối quan hệ và sự ổn định rất cao, họ cố gắng hết sức để không làm ảnh hưởng tình trạng hiện tại, trừ khi thật cần thiết. Điều này làm cho họ trở thành những nhân viên hay đối tác rất trung thành và đáng tin cậy. 
– Nhạy cảm và ấm áp: Tính cách của ESFJ là tìm kiếm sự hài hòa và quan tâm sâu sắc đến cảm xúc của người khác, họ cẩn thận không xúc phạm hoặc làm tổn thương bất cứ ai. 
– Biết cách để kết nối với mọi người: Các ESFJ là những con người thân thiện và tính tập thể cao, họ không gặp khó khăn với cuộc nói chuyện nhỏ hoặc theo những nghi thức xã hội khác. 
– Rất coi trọng nhiệm vụ: Các ESFJ có xu hướng nhận trách nhiệm và đáng tin cậy, họ dành nhiều sự quan tâm đến nhiệm vụ và trách nhiệm của họ. Các ESFJ là những người lao động rất chăm chỉ, thường đặt nhiệm vụ của mình trên nhu cầu của họ. 
– Làm tốt với các vấn đề thực tế: Những người có các loại tính cách ESFJ có kỹ năng thực hành xuất sắc và không né tránh các công việc đơn giản, thông thường, các công việc thường nhật. Họ luôn luôn đảm bảo rằng những người gần gũi với họ sẽ được chăm sóc.

Điểm yếu của ESFJ trong công việc:

– Thường bị ám ảnh bởi địa vị xã hội của họ: Các ESFJ thường có một nhu cầu rất lớn muốn được xem là người chịu trách nhiệm, tôn trọng và thành công – họ sẽ làm tất cả mọi thứ để nânng cao địa vị xã hội và sự ảnh hưởng của họ. 
– Có thể không linh hoạt: Các ESFJ rất coi trọng truyền thống và thường lo lắng quá nhiều về những việc mà người khác vẫn xem là chấp nhận được. Do đó, họ có thể sẽ phải rất cẩn thận hoặc thậm chí phê phán khi nói đến phương pháp khác thường hay các quan điểm độc đáo. 
– Không sẵn sàng ứng biến: Những người mang tính cách ESFJ thường không thích mạo hiểm ra bên ngoài vùng an toàn của họ và không thích thực hiện các bước táo bạo, họ sợ phải đối mặt với các tính huống mới mà không thể kiểm soát được. 
– Rất dễ bị chỉ trích: Các ESFJ rất không thích các cuộc xung đột và phê bình – họ có xu hướng phòng thủ và bị tổn thương nếu một người nào đó (đặc biệt là một người gần gũi với họ) chỉ trích thói quen, ý tưởng, truyền thống yêu thích của họ. 
– Thường quá vị tha: Các ESFJ thường chăm sóc và lo lắng quá nhiều về những người khác, điều đó làm cho sự quan tâm của họ sẽ trở nên rất lớn và sự quan tâm quá mức đôi khi không được chào đón. Điều này cũng có thể dẫn đến nhu cầu của họ bị lãng quên. 
– Rất có nhu cầu được khen: Các ESFJ cần phải được biết là họ đang được thích và nỗ lực của họ mang lại giá trị. Do đó, những người có loại cá tính này thường tìm kiếm lời khen ngợi hoặc cố gắng để thu hút sự chú ý của người khác.

Các nguyên tắc thành công

– Trau dồi ưu điểm. Hãy để khả năng phục vụ và cho đi trời phú của mình lan tỏa ra thế giới bên ngoài, hãy cho cả thế giới biết về món quà trời phú này của bạn. Hãy cho phép mình có được cơ hội chăm sóc và phát triển gia đình, và cả nơi làm việc của bạn, những việc mà sẽ mang lại những giá trị cho bản thân và cả những người khác nữa. Hãy tìm những công việc hay sở thích nào đó cho phép bạn nhận ra được sức mạnh của mình.

– Khắc phục điểm yếu. Bạn nên hiểu và chấp nhận rằng có những việc sẽ không bao giờ được như mong muốn. Hãy nhớ rằng những người khác cần nhìn nhận thế giới theo cách riêng của họ. Đối mặt và giải quyết với những bất hòa hoặc sự khác biệt của người khác không có nghĩa bạn phải thay đổi bản thân, điều đó có nghĩa bạn cho phép mình có cơ hội trưởng thành. Bằng cách đối mặt với yếu điểm của mình, bạn đang thể hiện sự tôn trọng bản thân mình cũng như tôn trọng những người khác.

– Đừng quá nóng vội. Hãy để mọi việc diễn ra một cách tự nhiên trước khi bạn phán xét nó, và cho phép người khác khám phá ra điều gì tốt nhất cho họ trong khi bạn cố gắng tìm hiểu tất cả những thay đổi và những hoàn cảnh bất ngờ.

– Hãy tìm hiểu thế giới của người khác. Đừng để bản thân lầm tưởng rằng bạn luôn biết rõ điều gì là tốt đẹp cho những người xung quanh. Hãy mở cửa trái tim để đón nhận cơ hội thấu hiểu nhu cầu thật sự của họ, thông qua việc nhìn nhận rằng cách họ nhìn thế giới này cũng rất đúng đắn nhưng lại có thể khác với cách nhìn của bạn.

– Thử để người khác gánh vác một phần công việc. Bằng cách để mọi người đưa ra quan điểm riêng của mình, bạn không chỉ có thể điều khiển được mọi việc mà còn công nhận họ như một phần cuộc sống của bạn. Hãy biết rằng, sẽ tốt hơn nếu bạn giúp người khác hiểu được ý kiến của bạn hơn là để họ không biết gì cả.

– Hãy nhìn nhận thế giới một cách tỉ mỉ. Hãy nhớ rằng, mọi việc đôi khi không như bề ngoài của nó. Bạn cần phải nhìn sâu vào bên trong để khám phá ra sự thật, đặc biệt trong trường hợp mà bạn cảm thấy chắc chắn với quyết định đầu tiên của mình. Ẩn dấu bên trong mọi việc còn có rất nhiều tầng ý nghĩa và sự thật mà bạn cần phải khám phá.

– Đừng tự nhốt mình. Ở trong vùng an toàn của mình, suy cho cùng rồi cũng sẽ tự chuốc lấy thất bại. Hãy biến chuỗi ngày của mình là những ngày mà bạn bước ra thế giới ngoài kia và khám phá ra được nhiều điều hay. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng sự hiểu biết và chú trọng những ý tưởng cũng như cơ hội mới.

– Chịu trách nhiệm trước mọi người. Hãy nhớ rằng họ cần hiểu bạn và chính bạn cũng vậy. Bày tỏ quan điểm về sự ngờ vực và những khó khăn cũng như những lí do của mình để họ có thể trở thành người bạn đồng hành của bạn trên con đường chinh phục thử thách.

– Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất. Đừng đợi người khác làm theo ý bạn. Mỗi người đều có giá trị và quan điểm riêng, cũng như hoàn cảnh đều có thể trở thành điều tốt đẹp. Nếu tin vào điều này, bạn sẽ tìm được cách biến nó thành sự thật.

– Nếu chưa chắc chắn, hãy hỏi lại ngay. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ, thiếu thông tin thì hãy hỏi lại ngay. Đừng tự đánh đồng việc thiếu những thông tin phản hồi là một với việc nhận được những phản hồi tiêu cực. Nếu bạn cần phản hồi từ người khác, hãy hỏi ngay!