Ở nhà phụ huynh không trả lời mà áp đặt, ở trường thầy cô rầy la nếu hỏi nhiều nên trẻ chỉ biết chấp nhận.
Cách dạy từ xưa đã thế. Trò mà phản biện là trò sai, thầy luôn cho là thầy đúng. Kiến thức đang dạy chắc chắn là đúng, có cãi thì sẽ sai. Bài văn cảm nhận của mỗi người nhưng lại bắt ép học sinh cảm nhận theo một hướng. Dạy thế thì ai dám phản biện.
Hưng Châu Trần
Từ nhỏ, với những đứa trẻ, cha mẹ luôn xây dựng hình ảnh là “người lớn luôn đúng”. Do đó khi đứa trẻ được ông bà cha mẹ dạy điều gì nó luôn mặc định đó là đúng mà không thắc mắc tại sao?
Hoặc có trẻ đưa ra ý kiến của bản thân và trái ngược với quan điểm của người lớn thì lại bị cho là lì lợm, không biết nghe lời, trả treo, đôi khi còn bị phạt nặng.
Từ đó cho thấy trẻ em nước ta đa phần bị “đàn áp” tư duy phản biện từ nhỏ, những đứa trẻ càng nghe lời người lớn thì tư duy phản biện càng kém. Nhưng đa số dân ta lại thích con cái mình như vậy, cho đó là dễ dạy, dễ nuôi.
Sự thật cho thấy những đứa trẻ có một độ “cứng đầu, cố chấp, ương bướng” nhất định sẽ dễ thành công sau này hơn những đứa trẻ chỉ “biết vâng lời”. Những tư duy lạc hậu đó của người dân phải loại bỏ dần dần, nếu không mãi mãi học sinh Việt Nam sẽ không có tư duy phản biện tốt đâu.
Thuan Huynh
Người Việt ngay từ bé đã bị cấm cãi (cấm phản biện) khi nói chuyện với người lớn. Vớ vẩn là bị ăn roi ngay. Mà khi hỏi lại bị mắng hỏi gì lắm thế. Chính vì vậy khi đi học không có thói quen tranh luận hay phản biện.
NTD
Đừng đổ lỗi cho trẻ nhỏ, hãy hỏi người lớn tại sao các em như thế? Phương pháp của cha mẹ và nhà trường không tạo cơ hội cho các em tư duy phản biện. Trẻ nhỏ chỉ là trang giấy trắng thôi
Bill Hợp Nguyễn
Ở một môi trường mà người lớn nói trẻ em phải răm rắp nghe theo thì tôi thấy chuyện này bình thường. Giáo viên thì luôn luôn đúng và như một người ban phát chứ không phải người chia sẻ hay cùng nghiên cứu thì không đòi hỏi gì hơn.
Đỗ Tuyên
Quan trọng thầy cô có tạo điều kiện cho học sinh phản biện hay không, hồi nhỏ đi học nhiều khi hỏi còn bị thầy cô la mắng gây cho học sinh tâm lý ngại tranh luận. Đừng đổ lỗi học sinh.
Vấn đề không phải bản chất học sinh lười hỏi ngại tranh luận mà chúng bị triệt tiêu việc đó từ nhỏ. Ở nhà phụ huynh không trả lời mà áp đặt. Ở trường thầy cô la nếu hỏi nhiều. Riết rồi tụi nhỏ chỉ chấp nhận vì hỏi là bị la, tranh luận bị mắng là hỗn, cãi người lớn. Giáo dục phải thay đổi từ cách dạy.